Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh 2023

Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh 2023

Đây là loạt bài chi tiết trong series toàn tập về hướng dẫn kinh doanh hộ gia đình. bạn có thể xem tại

Hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể từ A đến Z

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh là gì?

đơn đăng ký kinh doanh

Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh là mẫu giấy đăng ký thành lập hộ kinh doanh của cá nhân hoặc một nhóm người có nhu cầu đăng ký kinh doanh nộp lên phòng kinh doanh cấp quận cấp huyện đề nghị xin cấp phép kinh doanh

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải là mẫu giấy mới nhất được nhà nước ban hành theo quy định hiện hành

Mẫu đơn đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định theo thông tư số 1 năm 2021 của Bộ kế hoạch và đầu tư.

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh là một tài liệu quan trọng trong quá trình đăng ký kinh doanh tại Việt Nam. Nó là mẫu đơn đăng ký được điền đầy đủ thông tin và ký tên bởi chủ hộ hoặc người được uỷ quyền đại diện cho hộ kinh doanh để đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các thông tin như tên hộ kinh doanh, địa chỉ đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, số vốn đăng ký, thông tin chủ hộ KD và các thành viên trong hộ. Nó cũng cần được đính kèm với các giấy tờ liên quan đến việc đăng ký kinh doanh như chứng chỉ hành nghề, vệ sinh ATTP và các giấy tờ liên quan.

Việc đăng ký hộ kinh doanh và nộp mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh là bước đầu tiên quan trọng để chính thức thành lập Hộ KD tại Việt Nam.

Mẫu đơn đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Download Tải: Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh : Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

Cách ghi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

  1. Điền đầy đủ các thông tin của chủ hộ kinh doanh
  2. Điền danh sách ngành nghề theo đúng quy định của hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam

Xem hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam tại đây

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

giấy đăng ký hộ kinh doanh

cách ghi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

Mẫu thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh mới nhất

Download Tải: Mẫu thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh

Cách ghi giấy thay đổi nội dung ĐKKD

  • Điền đầy đủ các thông tin của hộ kinh doanh
  • Điền Nội dung cần thay đổi ( thay đổi địa chỉ, bổ sung ngành nghề…)

Mẫu thay đổi chủ hộ kinh doanh cá thể

Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 Download Tải: Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh : Mẫu thay đổi chủ hộ kinh doanh cá thể

Cách ghi giấy thay đổi nội dung ĐKKD chủ hộ KD

  • Điền đầy đủ các thông tin của hộ kinh doanh
  • Điền Nội dung cần thay đổi: Thay đổi chủ hộ kinh doanh: Lưu ý chỉ điền các thông tin mà hộ muốn thay đổi mà thôi, những mục khác để trống.

Những quy định cần lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh ?

  1. Hồ sơ nộp theo mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới nhất mà bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
  2. Soạn thảo hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật
  3. Hoàn tất các thủ tục hành chính lệ phí liên quan
  4. Đăng ký theo quy trình được ủy ban nhân dân cấp quận cấp huyện từng địa phương hướng dẫn
  5. Thời gian đăng ký theo giờ hành chính
  6. Nộp và chờ kết quả trong vòng 3 – 5 ngày tùy theo giấy hẹn mà cán bộ xác nhận

Quyền, nghĩa vụ khi thành lập hộ kinh doanh là gì ?

  • Số lượng trong hộ từ 10 người trở xuống
  • Toàn bộ tài sản của chủ hộ và của hộ kinh doanh là căn cứ để hộ chịu trách nhiệm trước pháp luật
  • Hộ kinh doanh được phép kinh doanh các ngành nghề theo hệ thống ngành nghề Việt Nam
  • Được pháp luật bảo hộ trong quá trình hoạt động kinh doanh
  • Hộ kinh doanh có nghĩa vụ trong việc kê khai thuế, đóng các loại thuế theo quy định Nhà nước

Cơ sở pháp lý về giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh là cơ sở pháp lý để hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh, xin cấp phép kinh doanh để cá nhân hoặc một nhóm người đủ điều kiện hoạt động theo các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính và pháp lý nói chung

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh được quy định cụ thể theo thông tư 01/2021 của bộ kế hoạch và đầu tư.

  • Lưu ý tải Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới nhất
  • Cần lưu giữ các giấy tờ và hồ sơ sau khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh cẩn thận

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm những gì?

Hồ sơ gồm có

  • Ghi Đơn đăng ký theo mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể quy định mới nhất
  • Căn cước/passport/chứng minh nhân dân của chủ hộ kinh doanh
  • Địa chỉ trụ sở nơi hộ dự định kinh doanh
  • Và các giấy tờ bổ túc liên quan khi hộ kinh doanh các mặt hàng có điều kiện

Viết Mẫu giấy phép kinh doanh hộ gia đình

Sau khi hoàn tất các thủ tục, hộ kinh doanh sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cần được điền đầy đủ, chính xác các thông được liệt kê trong danh sách.

Sau khi soạn thảo hồ sơ theo mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh được download ở trên, bạn cần đối chiếu lại các thông tin liên quan như căn cước công dân, ngành nghề, địa chỉ đúng với các thông tin đăng ký lúc đầu.

Cách điền giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh chuẩn xác

Nếu bạn tự đăng ký, lưu ý điền các thông tin chính xác và cần thiết như vào Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh ở trên

Nếu đăng ký dịch vụ tại ACSC, bạn chỉ cần cung cấp thông tin, chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ theo mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới nhất, ký giấy tờ và nộp thay bạn

Bên cạnh đó chúng tôi kê khai và khai báo thuế, nộp thuế và hoàn tất các thủ tục liên quan theo quy định. Giúp bạn hoàn toàn yên tâm trong quá trình kinh doanh

Các giấy tờ gửi kèm để đăng ký hộ kinh doanh:

Giấy tờ gửi kèm theo Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm

  • Căn cước/passport/chứng minh nhân dân của chủ hộ kinh doanh
  • Các giấy tờ khác tùy theo ngành nghề mà hộ đăng ký có thuộc ngành kinh doanh có điều kiện hay không bao gồm chúng chỉ hành nghề, giấy vệ sinh an toàn thực phẩm…

Một số câu hỏi thường gặp

Giám đốc một công ty có được thành lập hộ kinh doanh ?

Được, giám đốc một công ty TNHH, công ty cổ phần hoàn toàn có thể đứng tên thành lập hộ kinh doanh

Giám đốc một công ty có thể được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, để được thành lập hộ kinh doanh, giám đốc cần phải đáp ứng đủ các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, tư cách pháp nhân và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh.

Để thành lập hộ kinh doanh, giám đốc cần thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc UBND của địa phương mà công ty đặt trụ sở.

Sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký theo mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới 2023, giám đốc sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh và Mã số thuế, cho phép Hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký.

Tuy nhiên, giám đốc cần lưu ý rằng thành lập hộ kinh doanh sẽ giới hạn trách nhiệm của Hộ trong một số trường hợp, và có thể không phù hợp cho các công ty có quy mô lớn hoặc kinh doanh trong những lĩnh vực có rủi ro cao.

Trong trường hợp này, giám đốc có thể cân nhắc thành lập công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên hoặc công ty cổ phần để tăng cường khả năng phát triển và quản lý trong tương lai.

Thành lập hộ kinh doanh cần đóng những loại thuế gì?

Hộ kinh doanh cá thể sẽ phải nộp các khoản thuế sau: Thuế Môn bài; Thuế GTGT; Thuế TNCN – Thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán Và các khoản thuế liên quan tới từng hàng hóa dịch vụ cụ thể:

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Đây là loại thuế mà hộ KD phải đóng nếu thu nhập của mình đạt hoặc vượt qua mức miễn thuế hàng năm.

Thuế giá trị gia tăng (VAT): Đây là loại thuế áp dụng cho các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất hoặc kinh doanh trong lãnh thổ Việt Nam, với mức thuế là 10%.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Đây là loại thuế áp dụng cho doanh nghiệp và tổ chức có thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Mức thuế là 20% của thu nhập trước thuế.

Thuế môn bài: Đây là loại thuế áp dụng cho các hoạt động kinh doanh nói chung theo quy định của nhà nước.

Ngoài ra, Hộ còn phải đóng các khoản phí và lệ phí khác như phí đăng ký kinh doanh, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh, phí bảo vệ môi trường, phí sử dụng đất… Tùy vào lĩnh vực kinh doanh và quy định của pháp luật, các loại phí và lệ phí này có thể khác nhau.

Chi phí dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại ACSC là bao nhiêu?

DỊCH VỤ


GIÁ

CÔNG VIỆC

1. Tư vấn dịch vụ

2. Soạn thảo hồ sơ

3. In hồ sơ và gửi khách hàng ký nộp hồ sơ

4. Nộp và nhận hồ sơ khi hoàn thành

5. Gửi bạn bộ hồ sơ và giấy phép

Hộ kinh doanh cá thể

1.400.000 VNĐ (TRỌN GÓI GIẤY PHÉP)

QUY TRÌNH

Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ tại UBND QUẬN, HUYỆN

Thời gian: 3 ngày kể từ ngày nộp

Đã trọn gói phí nộp Nhà nước

Vui lòng Thanh toán trước 50%, còn lại thanh toán sau khi nhận giấy phép

Trọn gói – Không phát sinh thêm bất kì chi phí nào khác!

  • Phí dịch vụ thành lập hộ kinh doanh ACSC : 1.400.000 đồng
  • Thời gian : 3 ngày theo giờ hành chính kể từ ngày nộp

ACSC Công ty cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh uy tín chất lượng



ACSC tự hào là đơn vị dịch vụ đăng ký kinh doanh cho hàng trăm doanh nghiệp tại TPHCM, với các loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau.

Định hướng cho hộ kinh doanh sau khi có giấy phép

Tư vấn phát triển hộ kinh doanh từ Ms.Phụng

Ceo ACSC với hơn 20 năm kinh nghiệm về tư vấn và quản lý doanh nghiệp.

Làm sao để quản lý hộ gia đình kinh doanh hiệu quả?

Quản lý hộ kinh doanh hiệu quả phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan và chủ quan tác động, Tuy nhiên nếu chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý trước đây, bạn có thể tham khảo các bước sau để làm theo, đây là bản kế hoạch chi tiết và đơn giản để bạn từng bước có một plan cụ thể cho Hộ kinh doanh của mình.

Lập kế hoạch và quản lý ngân sách:

Chủ hộ nên lập kế hoạch chi tiêu và quản lý ngân sách cho hộ kinh doanh, đảm bảo chi phí hoạt động được kiểm soát và hợp lý. Đây là tiêu chí đầu tiên, lưu ý, bạn nên liệt kê từng hạng mục, tránh gộp chi phí lại để sau khi xem lại bạn dễ dàng nhận ra việc chi tiêu của mình đã hợp lý hay chưa.

Theo dõi tình hình kinh doanh:

Chủ hộ nên thường xuyên kiểm tra và theo dõi tình hình kinh doanh của hộ kinh doanh, đưa ra các quyết định đúng đắn để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Trong một vài tháng đầu, việc theo dõi sẽ dễ dàng hơn, từ đó bạn có thể điều chỉnh các kế hoạch sao cho phù hợp.

Xây dựng và phát triển thương hiệu:

Tuy hộ kinh doanh nhỏ và quy mô không lớn nhưng bạn cũng nên đầu tư vào xây dựng và phát triển thương hiệu của hộ kinh doanh, tạo dựng uy tín và niềm tin của khách hàng.

Việc xây dựng thương hiệu nghe có vẻ to tát nhưng thực tế ra hộ kinh doanh vẫn có thể phát triển thông qua việc truyền miệng, thông qua MXH…để khách hàng biết đến bạn nhiều hơn mà không cần tốn quá nhiều chi phí.

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên:

Để đảm bảo hoạt động của hộ kinh doanh được thực hiện hiệu quả, bạn cần tuyển dụng và đào tạo nhân viên đủ năng lực và kinh nghiệm.

Đặc biệt là trong khâu tư vấn và chăm sóc khách hàng. Điều này giúp cho việc giữ chân khách hàng ngay lần đầu tiên họ chọn dịch vụ sản phẩm của bạn. Bất kể bạn hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề gì. Việc chăm sóc khách hàng luôn phải được chú ý đến

Áp dụng công nghệ:

Bạn nên áp dụng công nghệ để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và quản lý hộ kinh doanh hiệu quả hơn, ví dụ như sử dụng phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh, phần mềm bán hàng, phần mềm chat trả lời tự động…

(Nói thêm ở đây, tùy theo quy mô của hộ mà bạn có thể chọn hệ thống phù hợp cho việc kinh doanh của mình, việc này có thể cần hoặc không cũng được)

Tuân thủ quy định pháp luật:

Hộ KD cần tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh để tránh các rủi ro pháp lý.

Nhất là những thủ tục hành chính và thủ tục thuế, bạn cần biết qua các quy định cơ bản để tránh thiếu sót để không làm sai quy định.

Cập nhật các mẫu thủ tục như mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, mẫu thay đổi nội dung hộ kinh doanh, mẫu thuế… theo văn bản mới nhất được ban hành.

Đưa ra các chiến lược phù hợp:

Hộ kinh doanh nói riêng và những ai đang kinh doanh nói chung cần đưa ra các chiến lược phù hợp với thị trường và hoàn cảnh của hộ kinh doanh để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tóm lại,

Để quản lý hộ kinh doanh tốt, Hộ cần phải đầu tư thời gian và công sức để lên kế hoạch, kiểm soát ngân sách, theo dõi tình hình kinh doanh, xây dựng thương hiệu, tuyển dụng và đào tạo nhân viên, áp dụng công nghệ, tuân thủ quy định pháp luật và đưa ra các chiến lược phù hợp với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

Kinh doanh ngành nào đang “Hot” hiện nay?

Trong quá trình tư vấn cho khách hàng, tôi cũng hay được hỏi về vấn đề này. Quả thật câu hỏi quá rộng và khó trả lời 😀 .

Thực ra, không có một ngành kinh doanh nào đảm bảo là hiệu quả một cách tuyệt đối vì sự thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách quản lý, thị trường, đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế, v.v…

Tuy nhiên, theo xu hướng thị trường hiện nay, một số ngành kinh doanh được cho là tiềm năng và đầy triển vọng như:

Công nghệ thông tin:

Với sự phát triển của công nghệ, ngành công nghệ thông tin đang có xu hướng tăng trưởng nhanh chóng. Các doanh nghiệp trong ngành này có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất.

Y tế:

Với sự tăng trưởng dân số và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, ngành y tế đang có tiềm năng phát triển lớn. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nhất là dịch bệnh vừa qua, mọi người đã ý thức và quan tâm đến sức khỏe của mình và gia đình nhiều hơn, nên những ngành liên quan đến y tế đang phát triển khá mạnh.

Một số ngành liên quan đến mua bán thực phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng cũng đang được ưu chuộng. Bạn có thể để ý tới nó.

Thực phẩm và đồ uống:

Ngành thực phẩm và đồ uống luôn là ngành kinh doanh phát triển bền vững. Các doanh nghiệp trong ngành này có thể tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Quan trọng trong lĩnh vực này là bạn nên có sản phẩm khác biệt, chất lượng tốt, giá thành phù hợp sẽ thu hút khách hàng hơn.

Bất động sản:

Ngành bất động sản đang phát triển mạnh mẽ với nhu cầu nhà ở ngày càng tăng. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, phù hợp với thị trường và nhu cầu của khách hàng.

Tuy trong thời gian gần đây, BĐS có chững lại nhưng không thể phủ nhận tiềm năng dài hạn của nó. Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này có thể cân nhắc thêm

Tuy nhiên,

Việc lựa chọn ngành kinh doanh nào là hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sở trường, kinh nghiệm, vốn đầu tư, tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh, v.v…

Do đó, trước khi quyết định kinh doanh trong một ngành nào đó, cần phải tìm hiểu kỹ về thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng, v.v.. để đưa ra quyết định đúng đắn và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Quan trọng là làm sao để tối ưu hoá hoạt động kinh doanh của mình tốt nhất và phù hợp với quy mô kinh doanh của mình nhất.

Chi phí đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu

 

    1. Đăng ký dịch vụ

    Thông tin cá nhân của bạn được bảo mật tuyệt đối. Chúng tôi cam kết chỉ sử dụng thông tin này cho mục đích đăng ký tư vấn

    Họ và tên *

    Điện thoại *

    Nhập email *

    2. Thông tin đăng ký

    Lĩnh vực tư vấn: *

    Địa điểm đăng ký của bạn thuộc quận mấy

    * Yêu cầu được gửi tuân thủ theo chính sách bảo mật và điều khoản theo quy định

    Download mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh ( Trong phần 1 của bài viết)

    Bạn đang xem bài viết : Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
    PHỤNG KIO
    Sending
    User Review
    5 (4 votes)

    Leave a Reply

      Họ và tên *

      Điện thoại *

      Nhập email *

      Lĩnh vực đăng ký: *

      Địa điểm đăng ký của bạn thuộc quận mấy *

      This form is powered by: Sticky Floating Forms Lite