Cập nhật ngày 26/05/2021
Thời gian tính đến ngày 8/6/2016 của Sở Tài Nguyên & Môi trường công bố có 77 dự án thế chấp bất động sản ngân hàng
Việc công bố này làm tăng tính minh bạch về thị trường BĐS hiện nay, giúp cho các nhà đầu tư cũng như người mua nhà cân nhắc và quyết định mua bán , đầu tư BĐS , giúp hạn chế rủi ro khi ký kết hợp đồng
Một số dự án nổi bật trong tổng số 77 dự án thế chấp bất động sản ngân hàng, như
- Khu căn hộ Hoàng Anh RiverView của CTCP Địa ốc Sacom,
- Dự án SSG Tower của Công ty SSG Văn Thánh,
- Dự án Delta River Tower do CTCP Cảnh Hưng – Hải Thành,
- Dự án The EverRich Infinity của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt,
- Dự án La Astoria của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng An Gia Hưng…
Lưu ý cho người mua khi mua dự án thế chấp bất động sản ngân hàng
- Người mua nhà cần tìm hiểu thông tin trước khi mua nhà, về dự án , về công ty đầu tư như thành lập công ty lâu hay chưa, năng lực chủ đầu tư…,
- Việc chủ đầu tư thế chấp dự án vay vốn ngân hàng để triển khai dự án là hoàn toàn bình thường. Quan trọng là khả năng chủ đầu tư có mạnh hay không , khả năng thu hồi vốn , tỷ lệ vay tín dụng đối với một dự án là bao nhiêu. Từ đó có quyết định nên mua hay là không.
- Hiện tại có tình trạng dự án đã đem đi thế chấp , chủ đầu tư lại đem bán nhà ở mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, không thực hiện thủ tục rút bớt tài sản thế chấp tương ứng, thậm chì có chủ đầu tư thu đủ tiền của người mua nhà, sổ đỏ đã được cấp nhưng không bàn giao cho người mua, đem tiền đó đi thế chấp dự án khác .
- Việc người mua nhà sau khi đóng tiền đủ theo hợp đồng nhưng vẫn không nhận được nhận sổ đỏ là trái quy định của pháp luật. Người mua nhà có thể khởi kiện chủ đầu tư nếu căn hộ của mình bị cầm cố.
- Tại Việt Nam thì một số ngân hàng nhận thế chấp cũng buông lỏng, dễ dãi, dẫn đến các chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích, đây là bất cập lớn của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Dẫn đến tình trạng nợ xấu ngày càng tăng thời gian qua
- Thị trường BĐS Việt Nam vẩn còn nhiều bất cập, và chưa thực sự kiểm soát đúng mực, dẫn đến nhiều rủi ro cho người mua
Xem thêm :
- Chỗ đứng nào cho doanh nghiệp Việt?
- Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công
Giải pháp hạn chế tình trạng trên để bảo vệ người mua là : Các dự án hoàn thiện xong mới được bán
- Các ngân hàng cần quản lý sát xao hơn nữa vấn đề cho vay thế chấp đối với chủ đầu tư , giám sát tài sản thế chấp được chặt chẽ hơn
- Nhà nước nên có những chính sách và luật pháp kiểm soát các dự án BĐS thế chấp bất động sản ngân hàng
- Theo ông Nguyễn Trí Hiếu ( chuyên viên tư vấn) đề nghị luật pháp nên quy định theo hướng chủ đầu tư chỉ được huy động vốn từ ngân hàng để thực hiện dự án. Khi dự án xong mới có quyền bán và thu tiền từ người mua nhà, đây là cách thức được nhiều nước tiên tiến như Mỹ thực hiện.
- Về phía chủ đầu tư cần minh bạch hóa thông tin về dự án, như tình trạng thế chấp bất động sản ngân hàng, quản lý dòng tiền, tiến độ bàn giao sổ đỏ.
- Về phía người mua nhà cần tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư, dự án, kiểm tra pháp lý dự án nhà ở đủ điều kiện trước khi giao dịch, qua các kênh như Sở Tài Nguyên môi trường, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng.
Xem thêm :
- Điểm nổi bật khi triển khai đăng ký kinh doanh qua mạng
- Những chuyển biến trong việc đăng ký kinh doanh
- Danh mục được hưởng BHXH một lần
Latest posts by ACSC (see all)
- Tỉ giá hạch toán ngoại tệ theo kho bạc Nhà nước 2020 – 2021 - 17/01/2024
- Ưu nhược điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh - 15/01/2024
- Hướng dẫn lập sổ cổ đông cho công ty cổ phần - 15/01/2024
ACSC
Visitor Rating: 5 Stars