Quản trị rủi ro trong bảo vệ thương hiệu công ty

Cập nhật ngày 07/12/2023

Bảo vệ thương hiệu là gì và cách để bảo vệ thương hiệu khi công ty kinh doanh được nhiều người để mắt đến, hãy cùng tìm hiểu một số câu chuyện dưới đây về vấn đề bảo vệ thương hiệu nhé!

Đáng chú ý trong thời gian qua là vụ của Việt Sin bị phát hiện có nhiều vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, công ty đã chịu tổn thất rất lớn trong vụ này, một lượng khách hàng tiêu dùng thực phẩm Việt Sin cũng đang quay lưng lại với công ty.

  • Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới doanh thu của công ty mà chính thương hiệu mà công ty xây dựng bấy lâu nay cũng rơi vào tình trạng tương tự
  • Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty như Cá Viên, Bò Viên, Chả Giò, Giò Thủ, Chả Lụa, Há Cảo…
  • Công ty Việt Sin đã thừa nhận có sự sai sót và gửi lời xin lỗi đến khách hàng, đồng thời cam kết những sản phẩm trên vẫn đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
  • Tuy nhiên vẫn gây ra những hệ lụy đáng kể , và giá trị thương hiệu cũng đi xuống

Đây cũng chính là bài học đắt giá cho Việt Sin nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhất là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Quản trị rủi ro bảo về thương hiệu là gì?

  • Phải quản trị rủi ro một cách triệt để nhất, các doanh nghiệp nên có những chiến lược cụ thể trước những tình huống có thể xảy ra.
  • Như vậy, doanh nghiệp sẽ bớt khủng hoảng hơn khi xử lý tình huống, cũng như để bảo vệ thương hiệu mà doanh nghiệp dày công xây dựng bấy lâu
  • Điều này cũng áp dụng cho những công ty mới thành lập doanh nghiệp, phải luôn xây dựng ngay từ ban đầu thì mọi việc dễ xử trí hơn
  • Quản trị rủi ro bảo vệ thương hiệu là cách lập ra một bản kế hoạch trong trường hợp có các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín của công ty
  • có thể lập ra các phương án điển hình và các phương án có thể xảy ra trong các trường hợp cụ thể để có phương án ứng phó kịp thời
  • Tuy vào quy mô phát triển và ngành nghề mà có plan quản trị rủi ro khác nhau
  • Hơn hết , trong quá trình làm việc công ty luôn hoàn thiện và cải thiện những vấn đề bất cập để tránh những phát sinh không đáng có

Xem thêm:

Nhiều doanh nghiệp ngừng/giải thể mỗi ngày

Doanh nghiệp quảng cáo sao cho hiệu quả

Cách bảo vệ thương hiệu

Các doanh nghiệp đặc biệt làm trong ngành lương thực, thực phẩm cũng nên có chế độ kiểm soát chặt chẽ khâu chế biến và mua bán thực phẩm, vấn đề an toàn thực phẩm đang là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người tiêu dùng

Những thực phẩm bẩn tràn lan, kéo theo là những căn bệnh nan y khó chữa, ngay bản thân chúng ta hay luôn có ý thức bảo vệ mình và bảo vệ người khác , có như thế xã hội mới ổn định, doanh nghiệp mới phát triển và đất nước mới đi lên được

Quản trị rủi ro trong bảo vệ thương hiệu công ty
Quản trị rủi ro trong bảo vệ thương hiệu công ty

Quản trị rủi ro để bảo vệ thương hiệu bao gồm một số bước căn bản sau :

Rủi ro = xác suất sự kiện có thể xảy ra x chi phí của sự kiện

Xác định các mối đe dọa

Mối quan hệ có thể đến từ :

  • Con người – cá nhân, tổ chức, bệnh tật, tử vong…
  • Quá trình hoạt động – sự gián đoạn nguồn cung ứng và hoạt động, tài sản thiết yếu bị phong tỏa, thất bại trong phân phối, …
  • Danh tiếng – mất niềm tin của đối tác kinh doanh hoặc nhân viên, tổn hại danh tiếng trên thị trường…
  • Thủ tục – thất bại trong việc quy trách nhiệm: hệ thống và quản lý quản lý, tổ chức, gian lận,. .
  • Dự án – rủi ro vì chi phí quá cao, mất quá nhiều thời gian để hoàn thành công việc, sản phẩm hay dịch vụ không chất lượng,..
  • Tài chính– thất bại trong kinh doanh, thị trường chứng khoán, lãi suất, thất nghiệp,..Rủi ro trong lĩnh vực quản lý giá
  • Kỹ thuật – đe dọa từ những tiến bộ công nghệ mới, thất bại kỹ thuật,..
  • Tự nhiên – mối đe dọa từ thời tiết, thiên tai, tai nạn, bệnh tật,…
  • Chính trị – đe dọa từ những thay đổi trong chế độ thuế, ý kiến công chúng, chính sách của chính phủ, ảnh hưởng của nước ngoài,…
  • Những yếu tố khác – Mô hình phân tích SWOT….

Ước lượng rủi ro

Kiểm soát rủi ro

  • Bằng cách sử dụng tài sản hiện có
  • Bằng cách lập kế hoạch dự phòng
  • Bằng cách đầu tư vào các nguồn lực mới

Xem thêm:

Theo TTXVN

Theo Bizlive

ACSC

Write a Comment