Quyền lợi bảo hiểm y tế không phải ai cũng biết – Nguyên nhân do đâu?

Việc tuyên truyền các chính sách BHYT không có sự rõ ràng giữa bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Y tế là nguyên nhân làm cho người tham gia bảo hiểm bị mất quyền lợi bảo hiểm y tế của mình khi tham gia BHYT

Quyền lợi bảo hiểm y tế khi đăng kí bảo hiểm như sau

Chính sách khi tham gia BHYT có quy định mức hưởng của người tham gia BHYT theo có quy định như sau :

  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT đối với các trường hợp đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên tính đến thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
  • Người bệnh có trách nhiệm lưu giữ chứng từ thu phần chi phí cùng chi trả làm căn cứ để cơ quan BHXH cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

Chính sách này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Thế nhưng không phải ai cũng biết đến quyền lợi bảo hiểm y tế này, thậm chí các công ty , tổ chức cũng không nắm được chính sách mới này

Nguyên nhân do đâu??

quyền lợi bảo hiểm y tế
Quyền lợi bảo hiểm y tế thời gian tham gia 5 năm liên tục

Về phí Bộ y tế

Theo trao đổi của ông Lê Văn Khảm ,Phó vụ trưởng BHYT (Bộ Y tế) :

  • Việc thể hiện thời gian người tham gia BHYT 5 năm liên tục Trên thẻ BHXH  phụ thuộc trách nhiệm BHXH Việt Nam, bộ Y tế chỉ là đơn vị tham gia xây dựng chính sách và đã thực hiện đầy đủ,
  • Về tuyên truyền để người dân biết chính sách mình được hưởng Quyền lợi bảo hiểm y tế theo ông Khảm, Bộ Y tế cũng đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, phổ biến tới các tổ chức liên quan.
  • Đồng thời Bộ này đã tập huấn để nhân viên các bệnh viện biết các chính sách mới và phổ biến, hướng dẫn tới người dân.

Tuy nhiên, theo ông Khảm, có thể việc tuyên truyền chưa đủ sâu, rộng, nên nhiều người chưa biết quyền lợi bảo hiểm y tế mình được hưởng, trong đó có quyền lợi khi tham gia BHYT 5 năm liên tục.

“Bộ Y tế mới truyền thông được ở cấp tổ chức, qua báo chí, còn truyền thông tới từng người dân, hộ gia đình chưa làm được. Điều này do kinh phí còn hạn chế, nhân lực ít, trong khi còn phải tuyên truyền về các lĩnh vực y tế khác, như phòng chống dịch bệnh, sức khỏe…”, ông Khảm nói.

Xem thêm:

Bảo hiểm thất nghiệp – Trợ cấp thất nghiệp theo 38/2013/QH13

Về phía BHXH Việt Nam

ông Phạm Lương Sơn, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho rằng, Bộ Y tế có riêng bộ máy, được ngân sách nhà nước và Quỹ BHYT hỗ trợ kinh phí tuyên truyền.

  • Chỉ từ Luật BHYT sửa đổi 2014 mới giao thêm nhiệm vụ tuyên truyền cho BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Khảm, Luật BHYT năm 2008, Đề án BHYT toàn dân năm 2013, và các quy định pháp luật trước đó đều đã giao BHXH Việt Nam là cơ quan có nhiệm vụ chính tuyên truyền về BHYT, không phải tới năm 2014 mới có.
  • Ông Khảm cho rằng, BHXH Việt Nam có đầy đủ kinh phí, bộ máy, địa lý bảo hiểm tới tận cấp xã nên việc tuyên truyền sẽ thuận lợi hơn, tới được đúng những người thụ hưởng chính sách.
  • Ông Khảm cho hay, hằng năm BHXH Việt Nam có hỗ trợ kinh phí để Bộ Y tế tuyên truyền chính sách BHYT, nhưng mỗi năm chỉ 200-300 triệu đồng. “Số tiền đó chỉ đủ tổ chức vài hội nghị tuyên truyền cho cán bộ chủ chốt và phải tổ chức theo vùng, muốn tổ chức mỗi tỉnh 1 hội nghị để tuyên truyền cũng khó”,

– Theo trao đổi của 2 vị này , chúng ta có thể nhận định nguyên nhân là do Việc tuyên truyền các chính sách BHYT không có sự rõ ràng giữa bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Y tế là nguyên nhân làm cho người tham gia bảo hiểm bị mất quyền lợi bảo hiểm y tế của mình khi tham gia BHYT

Xem thêm:

Danh mục được hưởng BHXH một lần

Thống kê cho thấy lương nhân viên bảo hiểm cao gấp 3 lương công chức

Tính trong năm 2015 , BHXH Việt Nam chi hơn 2.312 tỷ đồng tiền lương, tương đương mỗi nhân viên BHXH nhận lương khoảng 9,6 triệu đồng/tháng (trong khi lương công chức hiện chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng).

  • Thứ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội, Ông Phạm Minh Huân cho biết: Còn nhiều cải cách BHXH Việt Nam phải làm thời gian tới.
  • Hiện BHXH tại Việt Nam mới ở mức cơ bản, nên cũng chưa được minh bạch hóa. bộ máy BHXH quá công kềnh, tốn kém, việc minh bạch trong quản lý, chi tiêu Quỹ BHXH như các nước đang làm còn hạn chế
  • Theo ông Huân, mục tiêu hướng tới của Việt Nam là xây dựng BHXH bổ sung. Khi đó, sẽ không có bộ máy BHXH mà doanh nghiệp, người lao động tự đàm phán với các quỹ đầu tư để ủy thác tiền bảo hiểm, biết rõ tiền mình được đầu tư ra sao, sinh lời thế nào.
  • Cũng theo ông Huân, BHXH Việt Nam hiện nay do Chính phủ bảo lãnh nên sinh ra trì trệ. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu BHXH phải cải cách và giảm thủ tục hành chính, thời gian, chi phí quản lý. Mục tiêu hướng tới là xây dựng các dịch vụ BHXH (như thu, chi)

Ông Phạm Lương Sơn, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam thừa nhận: Chính sách với người tham gia BHYT 5 năm liên tục thực hiện từ 1/1/2015 , nhưng người tham gia BHYT không biết nhiều về quyền lợi bảo hiểm y tế xuất phát từ một số nguyên nhân sau :

  • “Do cơ quan BHXH chưa cấp số định danh cá nhân cho người tham gia; chưa có cơ sở dữ liệu tập trung về quá trình đóng BHYT; nhiều người tham gia BHYT ở nhiều đơn vị, địa phương, nhóm đối tượng khác nhau… Do đó, nhiều thẻ BHYT chưa được in đầy đủ thông tin Thời điểm đủ 5 năm liên tục từ ngày… trên thẻ.
  • Để khắc phục, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo các cơ quan bảo hiểm cấp giấy chứng nhận cùng chi trả cho người đủ điều kiện và in lại thẻ với người còn thiếu.
  • Đồng thời, BHXH Việt Nam đang thống kê và hướng tới cấp số định danh cá nhân cho người tham gia BHYT để người dân được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên trên thực tế , theo tình hình chung tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh , những đổi mới này vẫn chưa được thực hiện và sự trì trệ vẫn tiếp tục diễn ra, người dân chỉ còn biết trông đợi vào những chính sách đổi mới của Nhà nước không phải chỉ là lời nói mà còn phải hành động.

Xem thêm:

Quy định về các khoản tính đóng và không tính đóng BHXH

Theo Tiền Phong

Thông tin doanh nghiệp:

Sau khi thay đổi Giấy phép kinh doanh, Doanh nghiệp phải công bố thông tin doanh nghiệp sau khi thay đổi trên Cổng thông tin quốc gia theo quy định

ACSC
Sending
User Review
0 (0 votes)

Leave a Reply