Thủ tục đăng kí kinh doanh khi Thành lập công ty TNHH TMDV

Thành lập cty TNHH TMDV cần bao nhiêu vốn ? Có khó không và quy trình ra sao? là một trong những câu hỏi mà các doanh nghiệp thường quan tâm , thắc mắc trước khi thay đổi đăng ký kinh doanh . ACSC xin trình bày các Điều kiện và thủ tục cơ bản như sau :

I. Có hai loại hình :

1. Thành lập công ty TNHH mtv

2. Thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

II. Điều kiện:

1. Về Tài Sản :

Những người muốn thành lập công ty TNHH TM DV phải có tài sản. Điều 163, Bộ luật Dân sự quy định : “ Tài sản Bao gồm vật , tiền , Giấy tờ có giá và các quyền tải sản” và trong Luật doanh nghiệp khoản 4 điều 4 “ có thể tiền Việt Nam , ngoại tệ tự do chuyễn đổi, vàng , giá trị quyền sử dụng đất , giá trị quyền sở hữu trí tuệ , công nghệ , bí quyết kỹ thuật , các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do các thành viên góp để tạo thành vốn công ty”.

Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp có quy định về tài sản khác nhau

Mức độ tài sản đầu tư tùy thuộc vào khả năng ,điều kiện và ý chí của các thành viên sáng lập. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề, một số lĩnh vực kinh doanh , Nhà nước quy định mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp. cũng như có sự khác nhau giữa các nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài

2. Về ngành nghề kinh doanh : Chia làm 3 loại

  • Nhóm ngành nghề bị cấm kinh doanh :

Những ngành nghề gây phương hại tới an ninh quốc phòng , trật tự xã hội , băng hoại thuần phong mỹ tục..Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia mà các ngành nghề bị cấm kinh doanh khác nhau.

  • Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

Là những ngành nghề mà Nhà nước xác định doanh nghiệp cần phải hội đủ một số điều kiện nhất định mới được hoạt động đăng kí kinh doanh

  • Nhóm ngành nghề được nhà nước khuyến khích kinh doanh : nhóm ngành được nhà nước ưu đãi đầu tư về thuế , tài chính, tín dụng , đất đai và các ưu đãi khác

thành lập cty TNHH TMDVHồ sơ thành lập công ty tnhh 1 thành viên và 2 thành viên có gì khác nhau

3. Về tên riêng và địa chỉ doanh nghiệp

  • Tên doanh nghiệp được quy định tại điều 31, Luật doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp phải đăng kí tên doanh nghiệp ( tên pháp lý) và tên doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ. Tên này phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu , phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng,

Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phấm do doanh nghiệp phát hành.

Căn cứ vào quy định tại điểu này và các điều 32 ,33, 34 của luật này , cơ quan kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan chức năng là quyết định cuối cùng.

  • Địa chỉ doanh nghiệp :Là nơi đặt trụ sở giao dịch chính , nơi đặt văn phòng doanh nghiệp phục vụ hoạt động giao tiếp với các bạn hàng và các cơ quan chức năng và đươc ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Các quy định được nêu ra trong điều 35,36 ,37 của luật này

Xem thêm :

Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp

4. Về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp

Điều 13 Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp

  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Luật doanh nghiệp
  • Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

  • Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
  • Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

III. Thủ tục chung

– Khắc dấu doanh nghiệp

– Đăng ký mã số thuế và in hóa đơn giá trị gia tăng

– Dịch vụ chữ kí số

– Đăng ký mã số hải quan đối với những ngành nghề liên quan đến xuất nhập khẩu

– Một số thay đổi khác liên quan đến hồ sơ doanh nghiệp.

Thành lập cty TNHH TMDV khó hay dễ ??

Khi thành lập công ty TNHH TM DV, các thủ tục được đơn giản nhưng trong quá trình hoạt động, cần phải đầu tư bằng vốn kinh doanh để triển khai hoạt động kinh doanh , doanh nghiệp phải trình lên cơ quan chức năng theo từng ngành và cơ quan hành chính các cấp phê duyệt theo Luật đầu tư và các văn bản nghị định , thông tư của từng ngành nghề cụ thể.

Xem thêm : 

Ưu nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên

Save

ACSC
Sending
User Review
0 (0 votes)

Leave a Reply

    Họ và tên *

    Điện thoại *

    Nhập email *

    Lĩnh vực đăng ký: *

    Địa điểm đăng ký của bạn thuộc quận mấy *

    This form is powered by: Sticky Floating Forms Lite