Hướng dẫn đăng ký vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể

Cập nhật ngày 31/12/2024

Vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể được đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu?

vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể

Vốn điều lệ hộ kinh doanh lớn hay nhỏ đều không ảnh hưởng đến các quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của hộ kinh doanh khi tham gia hoạt động kinh doanh

Không có quy định về vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể của hộ kinh doanh cá thể được đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu. Do đó, bạn có thể đăng ký vốn phù hợp theo quy mô và khả năng của hộ kinh doanh

Đây là loạt bài chi tiết trong series toàn tập về hướng dẫn kinh doanh hộ gia đình.

Hộ kinh doanh nhỏ có được đăng ký vốn lớn

Trong quá trình tư vấn và đăng ký thành lập kinh doanh cho hộ gia đình, câu hỏi này tôi cũng được thắc mắc khá nhiều. Nên tôi xin được tư vấn như sau:

  • Hộ kinh doanh nhỏ vẫn có thể đăng ký với số vốn lớn được và hoàn toàn không vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên:

Theo tôi, hộ kinh doanh khi đăng ký vốn điều lệ nên tùy theo quy mô hoạt động của hộ, mục đích phát triển và khả năng đầu tư của từng hộ cá nhân cụ thể.

  • Cụ thể, vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể nên đăng ký vốn phù hợp với ngành nghề sản phẩm dịch vụ mà hộ đăng ký. Tính toán thu chi nhập xuất phù hợp khi mới khởi nghiệp và đưa ra số vốn đăng ký phù hợp, điều này giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình vận hành và phát triển, không bị vướng trong thủ tục hành chính và quản lý sổ sách nói chung, đặc biệt là trong giai đoạn đầu kinh doanh.
  • Về sau khi hộ kinh doanh đã hoạt động ổn định và vào guồng, Hộ có thể cân nhắc tăng vốn điều lệ vẫn được

( Công đoạn tính toán thu chi nhập xuất phù hợp với từng hộ cá nhân là khác nhau, tôi không thể liệt kê chi tiết từng loại cụ thể về vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể được, Do đó, trong quá trình làm dịch vụ tôi sẽ trao đổi và tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này)

Tuy vốn điều lệ không phải là căn cứ để cơ quan thuế tính thuế mà hộ kinh doanh phải nộp. Nhưng khi hộ kinh doanh mới thành lập, đây là một trong những yếu tố phụ để cơ quan thuế có thể xem xét qua.

Trong một số trường hợp, cơ quan thuế sẽ kiểm tra thanh tra một số hộ kinh doanh để rà soát hoạt động của hộ kinh doanh có vi phạm pháp luật hay không. Thông tin trên giấy phép có đúng với nội dung kê khai hay không, và khi hộ kinh doanh đăng ký vốn quá lớn, nhưng trên thực tế thì số vốn hiện có không khớp với vốn đăng ký (vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký) , các thành viên trong hộ kinh doanh chưa góp đủ…sẽ bị xử phạt theo các mức quy định căn cứ theo Theo Điều 62 122/2021 nghị định chính phủ

Do đó nên tính toán và đăng ký mức vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể phù hợp thôi bạn nhé, đặc biệt là với hộ kinh doanh nhỏ, mới thành lập có doanh thu nhỏ và vừa.

Vốn tối thiểu của hộ kinh doanh cá thể được phép đăng ký

vốn tối thiểu của hộ kinh doanh cá thể

  • Như có trình bày ở trên, pháp luật cũng không quy định vốn tổi thiểu mà hộ được đăng ký, hộ có quyền đăng ký số vốn phù hợp với khả năng và quy mô hoạt động của mình.
  • Vốn tối thiểu cũng không nên đăng ký quá thấp, như tôi có đề cập, nó phải phù hợp với quy mô và ngành nghề kinh doanh sản phẩm dịch vụ của bạn để thuận tiện khi đi vào hoạt động và trong khi kinh doanh.

Quy định đăng ký vốn kinh doanh hộ cá thể

1. Vốn đăng ký kinh doanh là gì

vốn đăng ký kinh doanh là gì

Vốn kinh doanh là nguồn vốn mà hộ kinh doanh dùng để khởi nghiệp và phát triển: bao gồm các khoản chi phí, đầu tư, quảng cáo, vận hành kình doanh, mua trang thiết bị, trả lương nhân viên

Vốn điều lệ hay còn gọi là vốn đăng ký kinh doanh: là Số vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể mà bạn đăng ký với nhà nước khi thành lập. Là căn cứ để nhà nước xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hộ, đồng thời là căn cứ để cơ quan thuế quản lý các hộ kinh doanh trong khu vực.

  • Về vốn đăng ký kinh doanh này: Không có quy định số vốn cụ thể, Hộ có thể đăng ký vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể tùy theo quy mô và khả năng tài chính của bản thân.

2. Những lưu ý khi đăng ký mức vốn điều lệ cho hộ kinh doanh

Tôi chỉ xin lưu ý 2 điểm sau :

  • Thứ nhất, Hộ sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình khi kinh doanh, số vốn đăng ký sẽ là căn cứ về quyền và nghĩa vụ của hộ KD trước pháp luật, đặc biệt khi giải thể, trong trường hợp thanh toán các khoản nợ và chi phí, nếu không đủ, chủ hộ kinh doanh sẽ phải chi trả bằng tài sản của mình.
  • Thứ hai, tuy đây là yếu tố phụ nhưng số vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể mà hộ đăng ký sẽ được cơ quan thuế có thể xem qua để tính mức thuế mà hộ sẽ đóng mỗi quý/năm

Ngoài ra, trong qua trình kinh doanh, bạn cũng nên cân đối để tổng thu chi và nguồn vốn ban đầu sao cho hợp lý để thuận tiện trong kinh doanh.

Liên hệ ACSC để tư vấn chi tiết hơn các trường hợp cụ thể

3. Vốn hộ kinh doanh cá thể có mấy loại?

có mấy loại hình kinh doanh

Vốn hộ kinh doanh có thể được chia làm 2 loại dựa theo cách mà hộ kinh doanh thành lập

  1. Nếu đăng ký với tư cách cá nhân là chủ hộ kinh doanh cá thể thì vốn kinh doanh là số vốn mà chủ cá thể đăng ký khi thành lập. (Số vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể đăng ký bao nhiêu tùy thuộc vào khả năng và dự định của chủ hộ kinh doanh cá thể)
  2. Nếu đăng ký là các thành viên hộ gia đình, thì vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể là số vốn góp mà các thành viên dự định đăng ký và góp vào trước khi thành lập. Hộ gia đình sẽ cử ra một người đứng tên chủ hộ là đại diện hộ ký các giấy tờ pháp lý liên quan trong khi hoạt động kinh doanh

Thủ tục góp vốn để thành lập một hộ kinh doanh

Thủ tục góp vốn để thành lập hộ kinh doanh tương đối đơn giản, các thành viên tự thỏa thuận mức vốn góp với nhau

Vì hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh không thuộc pháp nhân, nên thủ tục góp vốn để thành lập hộ kinh doanh không được đăng ký như loại hình công ty.

Do đó hộ kinh doanh và các thành viên trong hộ tự thỏa thuận với nhau về vốn góp, và sau đó cử ra một người làm chủ hộ đại diện cho hộ trước pháp luật, Các thành viên trong hộ gia đình có quyền lợi và nghĩa vụ trong các hoạt động của hộ theo thỏa thuận cam kết giữa các thành viên với nhau

Những lưu ý khi góp vốn hộ kinh doanh

Theo quy định về hộ kinh doanh như sau

vốn điều lệ của hộ kinh doanh cá thể

Theo nghị định mới nhất được ban hành, những người được đăng ký thành lập hộ kinh doanh bao gồm

  • Cá nhân
  • Và các thành viên trong một hộ gia đình

Tuy nhiên căn cứ theo nghị định chính phủ ra ngày 01/2021 ở điều 87, khoản 2, trong mục thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh, hồ sơ không yêu cầu các thành viên phải chứng minh trong cùng một gia đình.

Do đó, các cá nhân không thuộc một hộ gia đình vẫn có thể đăng ký góp vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể và thành lập hộ kinh doanh.

Trên đây là trả lời thắc mắc cho những ai đang có ý định đầu tư góp vốn hùn hạp với bạn bè, người quen kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh.

3 điểm cần chú ý trong quá trình góp vốn hộ kinh doanh

làm thế nào để có vốn kinh doanh

1. Trường hợp đã thành lập hộ kinh doanh

Để việc góp vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể của bạn được đảm bảo trong khi hùn hạp, bạn nên tìm hiểu về tình hình hoạt động của hộ kinh doanh trong thời gian vừa qua như thế nào thông qua doanh thu của hộ, chi phí và lợi nhuận kinh doanh, thông qua các báo cáo tài chính, thu chi hoặc bạn có thể tra cứu mã số hộ kinh doanh để biết được tình hình hoạt động của hộ kinh doanh

Bạn có thể đọc thêm bài viết của tôi về “Cách tra thông tin hộ kinh doanh thông qua mã số thuế trong danh mục bài viết Hộ Kinh doanh” Để nắm thông tin cụ thể hơn.

Sau đó, hộ kinh doanh cần tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi với cơ quan thuế nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm chính.

2. Trường hợp chưa có hộ kinh doanh trước đó

Bạn và những thành viên trong hộ sẽ tiến hành đăng ký hộ gia đình và cử ra một người đứng đại diện chủ hộ kinh doanh.

3. Quy định lợi nhuận khi góp vốn kinh doanh

Quy định về lợi nhuận cũng như quyền lợi khi góp vốn kinh doanh giữa các thành viên trong hộ sẽ tự thỏa thuận với nhau

Để đảm bảo khi tham gia góp vốn và lợi nhuận, bạn và các thành viên trong hộ có thể thỏa thuận bằng văn bản một cách cụ thể và rõ ràng với các nội dung bao gồm

  1. Mức góp vốn ban đầu
  2. Tỉ lệ lợi nhuận
  3. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên
  4. Chữ ký của các thành viên

Văn bản sẽ là căn cứ để các thành viên trong hộ được đảm bảo quyền lợi cũng như chịu trách nhiệm trong các hoạt động kinh doanh và giải quyết tranh chấp nếu phát sinh.

Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể?

  • Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh 100.000 đồng

Xem thêm

Lệ phí hộ kinh doanh và các khoản thuế hộ kinh doanh phải nộp tại đây

Đăng ký hộ kinh doanh trọn gói tại ACSC : Không phát sinh chi phí, bao gồm lệ phí, đăng ký kê khai thuế ban đầu, đặt bảng hiệu và hoàn thành các thủ tục pháp lý hoàn thiện.

Xem thêm tại đây về gói dịch vụ của chúng tôi

Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể Trọn gói – Nhanh [Chi tiết 2025]

Mức thuế đối hộ kinh doanh cá thể nhỏ

Mức thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nhỏ được căn cứ dựa vào mức doanh thu hàng năm mà hộ có.

Về mức thuế và các khoản thuế phải nộp, bạn xem thêm bài viết trong danh mục này: 

https://dichvuthanhlap.com/ho-kinh-doanh

Bài viết có trình bày chi tiết các bậc thuế cụ thể, và có các trường hợp không cần phải đóng thuế như sau:

Tên bài viết: Cách tính thuế khoán và các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

Giải đáp một số câu hỏi về hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân khác nhau gì

Bạn đang phân vân giữa việc thành lập hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân và muốn tìm hiểu kĩ hơn về kinh doanh hộ gia đình

Những điểm khác nhau của hộ và DNTN như sau:

so sánh hộ kinh doanh và dntn

Ưu và nhược điểm hộ kinh doanh cá thể

Ưu điểm của hộ kinh doanh

  1. Quy trình thủ tục khi đăng ký so với các thủ tục pháp lý khác tương đối đơn giản hơn.
  2. Hộ có thể đăng ký kinh doanh tại nhiều điểm ngoài trụ sở chính
  3. Tự đo đăng ký kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm
  4. Hình thức đóng thuế khoán và chế độ kế toán đơn giản, dễ quản lý và kiểm tra.
  5. Khi có nhu cầu , hộ có thể thay đổi bổ sung vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể, bổ sung ngành nghề, tạm ngừng hay giải thể hộ KD. Tương tự như các loại hình khác, nhưng quy trình và thủ tục sẽ không phức tạp mà tương đối dễ hơn

Nhược điểm của hộ kinh doanh

  1. Hộ không có tư cách pháp nhân do đó không được đăng ký con dấu tròn (dấu pháp nhân) và đóng dấu như hình thức công ty
  2. Chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình khi kinh doanh
  3. Một cá nhân chỉ đứng tên chủ một hộ cá thể, không được phép đứng tên nhiều hộ
  4. Hộ đóng thuế VAT theo phương pháp khoán do đó sẽ không được hoàn thuế như phương pháp khấu trừ và không được lập hóa đơn VAT

các loại vốn

Bạn đang xem bài viết: Các loại vốn, Vốn đăng ký kinh doanh là gì, Vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể

PHỤNG KIO
User Review
    Comments Rating 0 (0 reviews)

    Leave a Reply

    User Review