Cập nhật ngày 07/06/2021
Ngày 27/05/2016, Chính phủ ban hành Nghị Định 49/2016/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, quản lý hóa đơn.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.
Xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn
III. Sửa đổi, bổ sung một số Điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn
“Điều 34: Hành vi vi phạm quy định về đặt in hóa đơn”
- 1a – Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng với hành vi đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản
- 1b – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với hành vi đặt in khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện đặt in hóa đơn.
“Điều 37: Hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn”
Bổ sung khoản 1a – Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng:
- Nộp thông báo Điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan quản lý trực tiếp và bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế quản lý mới khi đổi địa điểm kinh doanh chậm sau 10 ngày kể từ ngày sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới
- Sử dụng hóa đơn chưa đến thời hạn đã được Thông báo phát hành với cơ quan thuế.
1 – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng:
- c) Nộp thông báo Điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan quản lý trực tiếp và bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế quản lý mới khi đổi địa điểm kinh doanh chậm sau 20 ngày kể từ ngày sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.
“Điều 38: Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ”
Bổ sung Điểm g Khoản 3 – Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng quản lý hóa đơn
- g) Trường hợp làm mất, cháy, hỏng hóa đơn:
- Đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được; trừ trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất ngờ, bất khả kháng thì không bị phạt tiền
- Đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng mua bán và một tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt, nếu có hai tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
- Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi chưa có Quyết định xử phạt thì không bị phạt tiền.
Bãi bỏ Điểm a Khoản 4 Điều 38.
Xem thêm : Mở công ty riêng tại tPHCM Giá rẻ Trọn gói cho doanh nghiệp
“Điều 39: Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua”
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách.
“Điều 40: Hành vi quy định về lập, gửi thông báo và báo cáo (trừ thông báo phát hành háo đơn) cho cơ quan thuế”
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo theo quy định.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo đúng quy định trước khi có Quyết định thanh tra thuế thì không bị phạt tiền.
- Bổ sung khoản 4 quản lý hóa đơn – Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm Khoản 1 Điều này phải lập và gửi lại cơ quan thuế thông báo, báo cáo đúng quy định.
Thư viện pháp luật – Tham khảo
Xem thêm :
- Xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
- Xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí
- Cách lập tờ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mẫu 01/GTGT
Latest posts by ACSC (see all)
- Tỉ giá hạch toán ngoại tệ theo kho bạc Nhà nước 2020 – 2021 - 17/01/2024
- Ưu nhược điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh - 15/01/2024
- Hướng dẫn lập sổ cổ đông cho công ty cổ phần - 15/01/2024
ACSC
Visitor Rating: 5 Stars