Làm sao Đặt tên công ty cho doanh nghiệp thật hay và ý nghĩa và nhất là hợp phong thủy với chủ doanh nghiệp là nỗi băn khoăn của rất nhiều người trước khi thành lập công ty
Tên doanh nghiệp là một yếu tố tiên khởi giúp mọi người nhận biết công ty trên thương trường. Vì vậy việc xây dựng thương hiệu từ tên doanh nghiệp cần được chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng
ACSC xin tư vấn cho bạn cách đặt tên công ty hay đẹp và ý nghĩa hợp phong thủy theo đúng pháp luật
Xem thêm
Thủ tục thành lập công ty bất động sản cần điều kiện gì
Mục Lục
I. Đặt tên theo đúng pháp luật
Trước hết . xét về mặt pháp lý , Theo luật Doanh nghiệp 2014 quy định
A. Điều kiện về tên doanh nghiệp
Tại điều 10, Nghị định 88/2006/NĐ-CP quy định ” Tên doanh nghiệp bao gồm Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng
Ví dụ: Tên doanh nghiệp = Loại hình DN + Tên riêng
- Công ty TNHH Mặt Trời
- Công ty Cổ phần Tam Hữu
- Doanh nghiệp Tư Nhân Hòa Bình
Tên doanh nghiệp là cơ sở giúp khách hàng nhận biết doanh nghiệp đồng thời là cơ sở pháp lý để Nhà nước quản lý
Tên doanh nghiệp phải được treo ở trụ sở chính, VPĐD, Chi nhánh , địa điểm kinh doanh của Doanh nghiệp và trên các hồ sơ giấy tờ mà doanh nghiệp giao dịch hoạt động kinh doanh
B. Quy định về tên doanh nghiệp
Căn cứ theo điều 38,39,40,42 Luật doanh nghiệp 2014. , điều 11, Nghị định 88/2006/NĐ-CP quy định
1. Một số điều cấm trong việc đặc tên doanh nghiêp
– Đặt tên công ty bị trùng : Đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hang hóa của người khác đã được bảo hộ từ trước
– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa , đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp
Xem thêm
Mã ngành nghề chính khi thành lập công ty xây dựng – kiến trúc
2. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài
– Tên nước ngoài là tên tiếng Anh được dịch ra từ tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt, tên riêng trong tên doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng.
– Về khâu trình bày , in ấn: Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài được in nhỏ hơn so với tên tiếng việt trên biển hiệu và trong các giấy tờ giao dịch khác
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp
– Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài.
– Ngắn gọn nhưng phải đầy đủ ý nghĩa và chính xác với tên của doanh nghiệp.
4. Trường hợp trùng tên với doanh nghiệp khác hoặc tên gây nhầm lẫn
– Tên trùng chỉ xét trên tên doanh nghiệp được viết bằng tiếng Việt. Nếu tên doanh nghiệp được viết giống với doanh nghiệp khác ( Bao gồm loại hình + tên riêng) thì được gọi là trùng và phải đặt tên khác.
– Tên gây nhầm lẫn là:
a. Tên có phần tên riêng đọc giống với tên riêng của doanh nghiệp khác đã đăng ký
b. Tên viết tắt trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký rồi
c. Tên bằng tiếng nước ngoài trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký rồi
d. Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó một số tự nhiên hoặc số thứ tự chữ cái trong bảng tiếng Việt và các chữ cái trong mẫu chữ cái La tinh bao gồm F, J, Z, W ( Xét trên trường hợp cùng đăng ký chung một loại hình doanh nghiệp)
e. Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó một số ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;( Xét trên trường hợp cùng đăng ký chung một loại hình doanh nghiệp)
f. Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó bởi từ “tân” hoặc “mới” ngay trước hoăc sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký ( Xét trên trường hợp cùng đăng ký chung một loại hình doanh nghiệp)
g. Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự. ký ( Xét trên trường hợp cùng đăng ký chung một loại hình doanh nghiệp)
Xem thêm
Những điều cần biết khi thành lập công ty bảo hiểm
II. Cách đặt tên công ty hay đẹp và ý nghĩa theo phong thủy của chủ doanh nghiệp
A. Nguyên Tắc đặt tên hay đẹp ý nghĩa
* Nguyên tắc vàng trọng đặt tên doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu
- Đơn giản dễ nhớ;
- Bảo hộ được ,
- Có tên miền trên website giống với tên doanh nghiệp đăng ký ;
- Tránh những tiêu cục về mặt âm nghĩa chẳng hạn phát âm gây hiểu nhằm, Hoăc mang ý nghĩa tiêu cực tại thị trường mình đang nhắm vào;
- Thể hiện sản phẩm dịch vụ của công ty;
- Thể hiện sự khác biệt;
- Sự phân khúc thị trường.
Theo các chuyên gia Marketing tên doanh nghiệp càng đơn giản thì càng dễ nhớ
Tâm lý con người thường nhớ những gì mà mình ấn tượng, dễ đọc, dễ nhớ. Đừng đòi hỏi khách hàng nhớ tên thương hiệu của bạn nếu tên quá phức tạp và khó đọc.
* Một số lưu ý về tên doanh nghiệp
1. Nên đặt tên có 2 chữ. Tên có chứa các nguyên âm o, a, i, e thường được dễ nhớ hơn so với tên khác
Ví dụ :Honda, Yamaha, Coca Cola, Amazon
2. Tên sản phẩm phù hợp Với phân khúc thi trường.
Phân khúc bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể để khách hàng phổ thông trở xuống có thể đọc được.
Ngược lại ở phân khúc cao cấp, hoặc một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp.
Tên sản phẩm làm ra nếu được nên gắn với công dụng của nó
Ví dụ : nước tương “ Maggi Chấm là Ngon”.
3. Tránh đặt tên để người khác hiểu sai ý hoặc trùng với tên nước ngoài mang ý nghĩa khác
Ví dụ : Trường hợp mì Sagami tại Việt Nam trùng với tên của thương hiệu bao cao su Sagami tại Nhật.
4. Tên nên mang ý nghĩa tốt đẹp, nhiệt huyết, tràn đầy sức sống, hoặc hướng tới bảo vệ môi trường xanh.
Ví dụ : Trường Xuân , Nhật Minh, An gia Lạc Nghiệp, An Phú, Rồng Xanh
5. Tên gắn liền với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Ví dụ :Công ty thủy điện Sông Đà
Ví dụ :Tổng Công Ty Cổ Phần Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn
6. Tên tượng trưng cho sự may mắn và phát triển
Ví dụ :Công ty Thành Phát, Thành Đạt, Đại Phát….
7. Tên tượng trưng cho sự hài hòa và tốt lành
Ví dụ : Trường Xuân, Gia Hưng, An gia Phú
B. Gợi ý cách đặt tên phong thủy ý nghĩa cho doanh nghiệp
1. Đặt tên theo tên cá nhân
Thích hợp cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty kinh doanh truyền thống, công ty kiểu gia đình
Ví dụ :
Công ty TNHH Thanh Trúc
Doanh nghiệp Tư Nhân Quang Nhã
2. Đặt theo địa danh
Giúp doanh nghiệp có lợi trong phân khúc tiệp cận thị trường địa phương
Ví dụ :
công ty Bất động Sản Sài Gòn Vina
C.ty Bất động Sản Sài Gòn Land
Công ty bánh kẹo Hải Châu…
3. Đặt tên công ty bằng những từ viết tắt
Ví dụ như ACB ( Ngân hàng Á Châu), VCB (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam)
4. Đặt tên công ty bằng tính từ mô tả
Thể hiện được những mong muốn mà doanh nghiệp muốn đạt được
Ví dụ
Công ty vàng bạc đá quý Bảo tín Minh Châu (Thể hiện sự uy tín, tin cậy)
Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh (Thể hiện sự may mắn, thành đạt)
Bảo hiểm Bảo Việt (Thể hiện sự uy tín, tin cậy)
Công ty du lịch khát vọng việt (Thể hiện sự khát vọng vươn xa)
Công ty tnhh đoàn kết quốc tế ( Thể hiện triết lý kinh doanh của công ty)
5. Lấy cảm hứng từ các danh từ gợi nhắc
Cảm hứng có thể từ các Vị thần, các Hành tinh, Danh lam thắng cảnh, các Loài hoa, cảm hứng từ Văn học, Loài vật….Và bất kỳ cảm hứng nào bạn thích.
Ví dụ: BiaTiger (Loại vật) ; công ty Thẩm mỹ Venus ( Vị Thần) , công ty TNHH Sao Kim ( Hành Tinh), Trường mẩm non tư thục Hoa Hướng Dương ( Loại Hoa), Công Ty Tnhh Dịch Vụ Du Lịch Vịnh Nha Trang ( Danh Lam thắng cảnh)
6. Lấy tên chủ doanh nghiệp kết hợp với tên lĩnh vực kinh doanh, hoặc với chuyên ngành
Ví dụ
Tân hải minh orient
Công Ty TNHH Giải Pháp Điện Tử Thiên Minh
III. Cách kiểm tra tên công ty có bị trùng hay không?
Bước 1: Bạn truy cập vào đường link tra cứu tên công ty và gõ tên công ty vào ô tìm kiếm
Https://dangkykinhdoanh.gov.vn
Và làm theo hướng dẫn như trong hình vẽ bên dưới.
Ví dụ
Tôi muốn kiểm tra tên “Công ty TNHH Tân Thanh Minh”
Bước 2 : tôi sẽ gõ vào ô tìm kiếm tên “Tân Thanh Minh”
Bước 3: Nhấn vào nút tìm kiếm
Kiểm tra tên công ty trong ô tìm kiếm
Bước 4: Xem danh sách liệt kê có bị trùng tên hay không
- Nếu tên không bị trùng , bạn có thể lấy tên này làm tên doanh nghiệp
- Nếu tên bị trùng thì bạn nên thay đổi tên khác hoặc thêm một số từ như tôi gợi ý ở bên trên và tiến hành kiểm tra lại
Bước 5. Kiểm tra tên công ty
Như vậy theo kiểm tra thì tên này chưa được ai đặt. Bạn có thể đăng ký thành lập công ty với tên vừa kiểm tra.
Bước 6. Các bước thành lập công ty
Quy trình các bước thủ tục này áp dụng theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT mới nhất hiện nay
IV. Đăng ký dịch vụ tại ACSC
Khi đăng ký dịch vụ thành lập công ty hoặc bạn đã có công ty rồi và muốn thay đổi tên công ty cho doanh nghiệp. ACSC sẽ tư vấn cho bạn cách đặt tên hay đẹp và ý nghĩa cho doanh nghiệp; Bạn cũng có thể đặt tên theo ý thích của riêng mình( Nên chọn 2, 3 cái tên để tránh bị trùng ). ACSC sẽ giúp bạn kiểm tra và đăng ký dịch vụ cho bạn với cái tên mà bạn đã chọn
Sử dụng dịch vụ do ACSC cung cấp, khách hàng có thể yên tâm chuẩn bị bước tiếp theo cho việc phát triển kinh doanh mà không phải bận tâm bất kỳ thủ tục hành chính nào; không mất thời gian đi lại, chờ đợi lâu.
ACSC sẽ thay bạn hoàn tất các khâu đăng ký theo đúng trình tự quy định kịp thời. để tránh tình trạng bị Cơ quan thuế phạt do không rõ quy định./.
Xem thêm bảng giá của chúng tôi :

A.C.S.C
ĐC: 71/92/4 Nguyễn Bặc , P3, quận Tân Bình , TP. HCM
Hotline: 0903118880 (Ms: Phụng)
Email : ketoan.ACSC@gmail.com
Website: dichvuthanhlap.com
Leave a Reply