Cập nhật ngày 26/05/2021
Thực trạng doanh nghiệp việt nam hiện nay theo nhận định vài năm trở lại đây , hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam được bán đi cho các nhà đầu tư nước ngoài, một câu hỏi lớn được đặt ra , còn đâu những doanh nghiệp thuần Việt tồn tại??
Thực trạng doanh nghiệp việt nam hiện nay – Chỗ đứng nào cho doanh nghiệp Việt
Bán cho doanh nghiệp nước ngoài
Điển hình một số công ty lớn và có thương hiệu vững chắc tại Việt Nam như :
- Tập đoàn Kinh Đô bán 80% cổ phần mảng truyền thống là sản xuất và kinh doanh bánh kẹo cho Mondelez International thu về 370 triệu USD thu về một khoản tiền lớn nhưng cũng đánh dấu chấm hết cho thương hiệu bánh kẹo Việt Nam nức danh một thời
- Cuối 2012 , thương hiệu nổi tiếng trong ngành xây dựng là gạch ốp lát của Prime đã bán 85% cổ phần cho tập đoàn Siam ( Thái ) thu về 240 triệu USD
- Thời kỳ đầu của nền doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển không thể không nhắc đến kem đánh răng Dạ Lan – một thương hiệu kem đánh răng Việt nổi tiếng , tuy nhiên doanh nghiệp này cũng được bán đứt cho doanh nghiệp Colgate Palmolive với 3 triệu đô lúc bấy giờ
- Tiếp đó là các thương hiệu như Diana bán cho doanh nghiệp Nhật Bản ( 184 triệu đô), bảo hiểm AAA bán cho tập đoàn của Úc…
- Thậm chí những cái tên mới nổi như Phở 24, Highlands Coffee, Bia Huda… cũng lần lượt lọt vào tay đại gia ngoại.
- Xoay quanh việc FPT bán hệ thống bán lẻ của mình cho các đối tác nước ngoài thời gian gần đây thì sắp tới đây một hệ thống bán lẻ di động lại sắp rơi vào tay người nước ngoài một lần nữa.
Xem thêm :
- Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công
- Điểm nổi bật khi triển khai đăng ký kinh doanh qua mạng
Liệu doanh nghiệp Việt còn chỗ đứng nào trong cạnh tranh khi hội nhập
Việt Nam hiện có số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm phần lớn thị phần. Thực trạng doanh nghiệp việt nam hiện nay là những doanh nghiệp lớn lại được bán cho các nhà đầu tư nước ngoài là điều đáng lo ngại khi nền kinh tế Việt Nam mất dần những thương hiệu trụ cột trong nền kinh tế hội nhập
- Ngay đến cả những tên tuổi kinh doanh trong lĩnh vực thế mạnh Việt Nam như phở, cà phê… thì DN nội cũng bị lấn át. Vài năm gần đây, trong khi hàng loạt DN xuất khẩu cà phê trong nước phá sản hàng loạt do giá giảm thì các DN FDI vẫn tăng vốn đầu tư vào sản xuất như Nestlé Việt Nam, Cà phê Ngon, Olam Việt Nam…
- Thị trường bảo hiểm chứng kiến sự ưu tiên mở cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cho đến nay, hầu hết các gương mặt lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam, trong đó, riêng Mỹ đã có AIA, AIG, ACE non life, ACE life, MetLife, Liberty.
- Trong mảng di động, FPT – thương hiệu nổi tiếng Việt Nam , thời gian tới doanh nghiệp này sắp rơi vào tay nước ngoài là một tiếc nuối.
Thực tế, việc thành lập công ty rồi xây dựng lên và bán là một chiến lược kiếm tiền nhưng bán cho ai, chọn đối tác nội hay ngoại thể hiện tầm nhìn và chiến lược của doanh nhân Việt. Nền kinh tế không có thương hiệu lớn, thiếu vắng các doanh nghiệp trụ cột sẽ rất khó để cạnh tranh và phát triển bền vững.
Thiết nghĩ Nhà nước nên có những chính sách phù hợp trong việc kiểm soát và phát triển những doanh nghiệp nước nhà , vừa nâng cao thực trạng doanh nghiệp việt nam hiện nay và thúc đẩy việc hội nhập kinh tế được ổn định và cạnh tranh hơn với các thương hiệu ngoại
- Hướng dẫn khi nào cần đăng ký BHXH – BHYT – BHTN cho người lao động
Xem thêm :
- Tỉ giá hạch toán ngoại tệ theo kho bạc Nhà nước 2020 – 2021 - 17/01/2024
- Ưu nhược điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh - 15/01/2024
- Hướng dẫn lập sổ cổ đông cho công ty cổ phần - 15/01/2024