Hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thu BHXH TPHCM

Cập nhật ngày 11/06/2021

Công văn số 212/BHXH-QLT của cơ quan BHXH TPHCM ban hành ngày 19/01/2016 về việc hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thu BHXH và quy định cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đến các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn TPHCM bao gồm các điểm chính như sau:

 I. Các lưu ý trong công tác quản lý thu BHXH

1 – Khi đơn vị thay đổi địa chỉ ĐKKD thì chậm nhất 3 tháng phải thông báo với BHXH quận nơi đang tham gia.Trường hợp chuyển sang địa bàn quận khác thì BHXH quận nơi đang tham gia sẽ tự động chuyển đến BHXH quận nơi đơn vị có địa chỉ trú đóng mới để tiếp tục tham gia.

2 – Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là 32,5% mức tiền lương tháng (trong đó: BHXH 26%, BHYT 4,5%, BHTN 2%).

Lưu ý: Quản lý thu BHXH quy định từ ngày 01/01/2016, đơn vị không giữ lại 2% mức tiền lương tháng đóng BHXH để chi trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng ốm đau, thai sản, dưỡng sức,.. sau khi đơn vị chuyển các chứng từ liên quan, cơ quan BHXH sẽ trả trực tiếp cho người lao động.

3 – Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN:

quản lý thu BHXH
Quản lý thu BHXH
  • Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017 tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN được quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 16/11/2015 về tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động.
  • Từ ngày 01/01/2018 trở đi tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN được quy định tại khoản 1 điều 3 của công văn này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH về các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận.

Xem thêm:

Đăng ký thang lương – Bảo hiểm

4 – Trong thời gian người lao động (NLĐ) ngừng việc mà vẫn được hưởng lương thì NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN theo mức tiền lương NLĐ được hưởng trong thời gian ngừng việc.

5 – Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT,BHTN

cấp sổ bhxh lần đầu
Cấp sổ bhxh lần đầu
  • Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở (tức 23.000.000 đ)
  • Mức tiền lương tháng đóng BHTN (bảo hiểm tự nguyện) tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng (tức 70.000.000 đ).

Xem thêm:

Quy định về thu tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2016

6 – Quy định quản lý thu BHXH thời gian đóng BHXH, BHYT, BHTN:

  • Người lao động có đồng thời từ 2 Hợp đồng lao động (HĐLĐ) trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ ký kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.
  • Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì KHÔNG đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
  • Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương dưới 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN cả tháng đó.
  • Người lao động hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN vẫn được hưởng quyền lợi BHYT và không được tính là thời gian tham gia BHXH, BHTN.

7 – Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH theo quy định tại khoản 2 điều 39 của Luật Bảo Hiểm Xã Hội.

Tham khảo

Xem thêm:

Kiến thức doanh nghiệp

ACSC
Tags:

No Responses

  1. ACSC
    11/06/2021

Write a Comment