Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì

Mục Lục

Kinh doanh hộ gia đình là hình thức kinh doanh phổ biến của nước ta hiện nay, cùng tìm hiểu các đặc điểm hộ gia đình kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ trước khi đưa ra quyết định thành lập bạn nhé.

Đây là loạt bài chi tiết trong series toàn tập về hướng dẫn kinh doanh hộ gia đình. bạn có thể xem tại

Hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể từ A đến Z

Khái quát kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ

Kinh doanh hộ gia đình là gì

Kinh doanh hộ gia đình là hình thức kinh doanh được pháp luật bảo hộ, Mô hình kinh doanh nhỏ, dưới 10 người trở xuống. Quy mô hoạt động kinh doanh tương đối đơn giản thuộc cấp quận huyện quản lý.

Doanh nghiệp nhỏ là gì

Doanh nghiệp nhỏ là loại hình kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành. Tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ dựa vào doanh thu của doanh nghiệp, số lượng lao động của doanh nghiệp đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội và vốn mà doanh nghiệp đăng ký. Đây là căn cứ đánh giá một doanh nghiệp được gọi là nhỏ hoặc siêu nhỏ.

Phân biệt hộ kinh doanh với doanh nghiệp nhỏ

Để phân biệt kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ tương đối đơn giản. Cần nắm rõ ở đây doanh nghiệp nhỏ có thể có rất nhiều loại hình, phổ biến là doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH.

ACSC xin gửi đến bạn cách phân biệt hình thức kinh doanh hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân trong bảng dưới đây:

( Đây là hình thức kinh doanh có tính chất gần giống với hình thức kinh doanh hộ gia đình, xem nhé)

so sánh hộ kinh doanh và dntn

Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì

Hộ gia đình có 2 đặc điểm đặc trưng sau đây: Thứ nhất đó là cách đặc tên của loại hình hộ kinh doanh, thứ hai là ưu và nhược điểm của hộ kinh doanh

Đặt tên kinh doanh hộ gia đình như thế nào?

Như các bài viết mà tôi có trình bày rất cụ thể về các đặc điểm cần lưu ý khi thành lập kinh doanh hộ gia đình.

Bạn có thể xem thêm

Việc đặt tên hộ kinh doanh cũng tuân theo quy tắc đặt tên mà Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành bao gồm: Tên loại hình kinh doanh và tên riêng

Lưu ý: Tên riêng của hộ không được giống với hộ khác, không gây hiểu nhầm, từ ngữ đặt phải phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam…

  • Tên Hộ kinh doanh là tiêu chí quan trọng nhất trước khi thành lập. Để một hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng, cái tên là yếu tố giúp khách hàng nhớ tới bạn, chọn lựa một cái tên dễ nhớ, dễ đọc và hợp với triết lý kinh doanh và phong cách của bạn là điều quan trọng đầu tiên bạn nên để ý đến.
  • Về cách đặt tên sao cho phù hợp, bạn có thể liên hệ với tôi để được tư vấn và chọn một cái tên phù hợp. ACSC có dịch vụ đặt tên hộ kinh doanh, tên công ty theo phong thủy. Nếu bạn có nhu cầu hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn thêm.

Ưu điểm, nhược điểm của loại hình hộ kinh doanh   

kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì      

Cùng điểm qua các ưu điểm và nhược điểm của loại hình kinh doanh hộ gia đình này nhé

Ưu điểm

  1. Về nguồn vốn đăng ký: Không có quy định về vốn tối thiểu để thành lập kinh doanh hộ GĐ. Do đó, một chủ thể có thể xác định số vốn trong khả năng của mình phù hợp với năng lực và khả năng của hộ
  2. Quy trình thủ tục khi đăng ký so với các thủ tục pháp lý khác tương đối đơn giản hơn. Để đăng ký bạn soạn hồ sơ hoàn chỉnh và nộp hồ sơ lên ủy ban nhân dân nơi hộ đăng ký địa chỉ (Hồ sơ bao gồm một đơn đăng ký, các giấy tờ như biên bản họp, giấy ủy quyền, Căn cước công dân..)
  3. Hộ có thể đăng ký kinh doanh tại nhiều điểm ngoài trụ sở chính ( Lưu ý phải đăng ký thông báo với cơ quan thuế)
  4. Tự do trong các hoạt động phát triển kinh doanh của hộ như thuê quản lý, ủy quyền cho người khác làm thủ tục hành chính..
  5. Hình thức đóng thuế khoán và chế độ kế toán đơn giản, dễ quản lý và kiểm tra.
  6. Khi có nhu cầu , hộ có thể thay đổi bổ sung vốn, bổ sung ngành nghề, tạm ngừng hay giải thể hộ KD. Tương tự như các loại hình khác, nhưng quy trình và thủ tục sẽ không phức tạp mà tương đối dễ hơn.

Nhược điểm

  1. Hộ không có tư cách pháp nhân do đó không được đăng ký con dấu và đóng dấu như hình thức công ty
  2. Chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình khi kinh doanh
  3. Một cá nhân chỉ đứng tên chủ một hộ cá thể, không được phép đứng tên nhiều hộ
  4. Hộ đóng thuế VAT theo phương pháp khoán do đó sẽ không được hoàn thuế như phương pháp khấu trừ và không được lập hóa đơn VAT
  5. Khả năng huy động vốn thấp do quy mô kinh doanh và cơ cấu tổ chức nhỏ lẻ của hộ
  6. Tạo ra ít niềm tin cho khách hàng khi lần đầu tiên làm việc cùng nhau.

(Sự tin tưởng mà tôi đề cập ở đây chỉ căn cứ trên tính pháp lý của hộ về tư cách pháp nhân như con dấu và hóa đơn GTGT vì các công ty thường sẽ yêu cầu hóa đơn trong quá trình làm việc)

5 điều cần nắm về kinh doanh hộ gia đình

1. Các khoản Thuế Hộ kinh doanh cá thể phải đóng

Các khoản thuế mà kinh doanh hộ gia đình cá thể phải đóng bao gồm:

  1. Sau khi có giấy phép hộ sẽ kê khai thuế ban đầu và đóng thuế môn bài
  2. Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo hình thức thuế khoán. ( Thuế này sẽ được cơ quan thuế ấn định căn cứ trên từng hộ kinh doanh cụ thể
  3. Bên cạnh đó , hộ sẽ đóng các khoản thuế liên quan dựa trên ngành nghề mà hộ đăng ký. Các sản phẩm dịch vụ thuộc dạng tiêu thụ đặc biệt.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về cách tính thuế, anh chị có thể xem thêm bài viết của tôi dưới đây:

Link

2. Thuế khoán của kinh doanh hộ gia đình phải nộp

Thuế khoán là thuế mà hộ kinh doanh sẽ nộp theo tháng/ quý, tiền thuế sẽ được áp theo các bậc thuế được quy định cụ thể

Căn cứ vào đó, hộ chỉ cần đóng thuế theo số mà Cơ quan thuế đề nghị theo thời hạn quy định.

Khi đóng thuế khoán không phát sinh thêm các khoản thuế phát sinh, hộ cũng dễ dàng trong việc quản lý hơn

3. Vốn kinh doanh hộ gia đình là gì? Vốn kinh doanh hộ gia đình có mấy loại? Vốn đăng ký kinh doanh hộ cá thể là bao nhiêu?

Trả lời một số câu hỏi về vốn kinh doanh có mấy loại, phải đăng ký vốn bao nhiêu là được, vốn kinh doanh là gì có phải là vốn đăng ký ban đầu hay không. Tôi xin đưa ra các điểm cần chú ý như sau

Vốn kinh doanh là nguồn vốn mà hộ kinh doanh và phát triển: bao gồm các khoản chi phí, đầu tư, quảng cáo…

Vốn điều lệ là Số vốn mà bạn đăng ký với nhà nước khi thành lập. Là căn cứ để nhà nước xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hộ

  • Về vốn điều lệ đăng ký này: Không có quy định số vốn cụ thể, Hộ có thể đăng ký tùy theo quy mô và khả năng tài chính của bản thân.

Tôi chỉ xin lưu ý 2 điểm sau :

  • Thứ nhất, Hộ sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình khi kinh doanh, số vốn đăng ký sẽ là căn cứ về quyền và nghĩa vụ của hộ KD trước pháp luật, đặc biệt khi giải thể, trong trường hợp thanh toán các khoản nợ và chi phí, nếu không đủ, hộ sẽ phải chi trả bằng tài sản của mình.
  • Thứ hai, tuy đây là yếu tố phụ nhưng số vốn mà hộ đăng ký sẽ được cơ quan thuế xem xét để tính mức thuế mà hộ sẽ đóng mỗi tháng/ quý

Ngoài ra,

Trong qua trình kinh doanh, bạn cũng nên cân đối để tổng thu chi và nguồn vốn ban đầu sao cho hợp lý để thuận tiện trong kinh doanh.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc khi đăng ký vốn, hãy liên hệ với chúng tôi, để được tư vấn và đăng ký dịch vụ kinh doanh hộ gia đình trọn gói.

4. Các lĩnh vực kinh doanh hộ gia đình

Hộ được phép kinh doanh các ngành nghề theo hệ thống ngành nghề được bộ kế hoạch và đầu tư quy định.

Các ngành nghề kinh doanh đặc biệt cần có thêm các giấy tờ phụ kèm theo khi đăng ký.

5. Quy định về biển hiệu của hộ kinh doanh?

Sau khi đăng ký và nhận được giấy phép kinh doanh, hộ tiến hành các thủ tục tiếp theo sau khi có giấy phép, đó là

  • Hoàn thiện các thủ tục thuế
  • Lưu giữ các giấy tờ cần thiết cẩn thận: Giấy phép, hồ sơ thành lập, bản sao lưu hồ sơ..
  • Đăng ký đặt in bản hiệu và dán tại địa chỉ mà hộ đăng ký trên giấy phép: Bảng hiệu cần thể hiện các yếu tố sau đây: Tên hộ, địa chỉ, và mã số hộ kinh doanh

Khi bạn đăng ký dịch vụ tại ACSC, chúng tôi sẽ đăng ký trọn gói các dịch vụ này, bạn không phải mất công đi lại , hoặc sợ thiếu sót trong quá trình đăng ký kinh doanh

Nhiều hộ kinh doanh có quy mô lớn

Nhu cầu tư vấn hình thức kinh doanh hộ gia đình tăng

Trên địa bàn cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong vài năm trở lại đây, nhu cầu mở hộ kinh doanh tăng lên rất nhiều, đặc biệt là các khu vực đông dân cư.

Đáng chú ý, nhu cầu tư vấn hộ kinh doanh và đăng ký qua online tăng lên mạnh nhất là trong 2 năm dịch covid diễn ra. Sở dĩ có sự tăng lên này ngoài nguyên nhân khách quan, còn là do tính chất hộ kinh doanh tương đối đơn giản hơn so với việc mở công ty.

Hộ cũng đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ kinh doanh, việc quản lý hộ cũng dễ dàng hơn nhiều, không cần phải thuê kế toán hoặc đầu tư quá nhiều vào vấn đề hành chính văn phòng, nên hình thức này được nhiều người lựa chọn.

Ví dụ về kinh doanh hộ gia đình

Dưới đây là 2 ví dụ về hình thức hộ gia đình kinh doanh và hộ cá thể kinh doanh, bạn có thể tham khảo và quyết định chọn lựa hình thức phù hợp với mình.

ví dụ về kinh doanh hộ gia đình

VD1 : Hình thức hộ kinh doanh gia đình bao gồm nhiều thành viên góp vốn

Chị A có 4 hecta trồng rau củ quả, hàng năm chị thu hoạch 3 tấn rau, quả các loại. Thu về lợi nhuận 200 triệu sau khi trừ đi các chi phí như nhân công, phân bón, tươi tiêu…Chị và các thành viên trong gia đình thành lập hộ kinh doanh gia đình với ngành nghề chính là sản xuất và trồng trọt hoa màu các loại

VD2: Hình thức hộ kinh doanh cá thể

Anh B kinh doanh hộ gia đình với ngành nghề chính là sửa chữa đồ điện lạnh, điện tử các loại như sửa máy quạt, tivi, máy giặt, máy nước nóng. Anh đăng ký với hình thức là chủ thể cá nhân – Hộ kinh doanh cá thể.

Kinh doanh hộ gia đình hay đăng ký doanh nghiệp?

Việc đăng ký kinh doanh hộ gia đình hay đăng ký doanh nghiệp tùy thuộc vào quyết định của bạn về định hướng phát triển kinh doanh trong dài hạn, quy mô, khả năng đầu tư và quản lý…

  • Kinh doanh hộ gia đình phù hợp cho hoạt động kinh doanh với quy mô nhỏ, hình thức đăng ký đơn giản và việc quản lý cũng đơn giản hơn so với công ty pháp nhân.
  • Đối với Hộ kinh doanh có quy mô lớn sẽ áp dụng chế độ kế toán phù hợp và thông báo để cơ quan thuế hướng dẫn cách kê khai thuế phù hợp với quy mô lớn
  • Hoặc chuyển đổi loại hình kinh doanh lên công ty/ doanh nghiệp để phù hợp với sự phát triển của hộ. 

Căn cứ vào nhu cầu và tình hình hoạt động, nếu hộ có sự gia tăng về số lượng lao động, quy mô ngày càng lớn mạnh, nhu cầu nhập xuất hóa đơn tăng lên, Theo tôi, nên chuyển đổi loại hình hộ kinh doanh lên công ty để áp dụng các ưu đãi và các điều kiện thuận lợi hơn về thuế cũng như về hoạt động phát triển.

Câu hỏi thường gặp

đặc điểm kinh doanh hộ gia đình

1. Hộ kinh doanh gia đình được đăng ký mấy địa điểm kinh doanh?

Hộ được phép đăng ký nhiều địa điểm kinh doanh, cần lưu ý phải đăng ký bổ sung địa điểm kinh doanh với cơ quan phụ trách, không tự ý mở mà không đăng ký.

2. Một cá nhân có được thành lập nhiều hộ kinh doanh không?

Một cá nhân chỉ được đứng tên một hộ kinh doanh mà thôi

3. Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp?

Hộ kinh doanh không phải doanh nghiệp

(Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân được trình bày trong phần 3 của bài viết này, bạn có thể xem lại.)

4. Người buôn bán nhỏ gọi là gì?

Người buôn bán nhỏ ( tiếng anh là small transaction) là một cá nhân, hoặc một nhóm kinh doanh với số vốn ít, mua sản phẩm với giá thấp và bán với giá cao để ăn chênh lệch, nói chung thuật ngữ này đã có từ rất lâu, khi con người biết cách trao đổi và mua bán hàng hóa.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành và nguồn gốc thông qua cuốn sách “Lịch Sử Giao Thương: Thương Mại Định Hình Thế Giới Như Thế Nào?” 

5.  Doanh nghiệp gia đình là gì?

Doanh nghiệp gia đình là một cách nói chung chung, có thể hiểu là các thành viên trong gia đình kinh doanh cùng nhau

Còn việc doanh nghiệp gia đình đăng ký loại hình kinh doanh gì phụ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của các thành viên trong gia đình: Có thể là hình thức kinh doanh hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân hoặc mở công ty TNHH, công ty cổ phần…

Đăng ký kinh doanh hộ gia đình ở TPHCM tại ACSC có gì khác

  • Chúng tôi tư vấn và giải đáp tất cả các thắc mắc mà bạn đang vướng phải khi lập hộ KD

( Đặt tên hộ theo ý thích, đặt tên theo phong thủy, tư vấn nguồn vốn đăng ký phù hợp với từng hộ cụ thể, ngành nghề kinh doanh cần đăng ký, chọn địa điểm kinh doanh…)

  1. Dịch vụ trọn gói và không phát sinh bất kì chi phí nào khác ( có 2 gói 01, 02, bạn có thể xem qua và lựa gói phù hợp)
  2. Ký hồ sơ tận nhà
  3. Biên bản bàn giao rõ ràng sau mỗi lần nhận hồ sơ giấy tờ
  4. Hoàn thiện các thủ tục thuế ban đầu, kê khai thuế và nộp thuế theo quy định

Tư vấn các dịch vụ sau thành lập để bạn yên tâm kinh doanh mà không vướng hay thiếu sót các thủ tục theo quy định.

Cơ bản


 1.400.000 VND

1. Tư vấn lựa chọn loại hình hộ kinh doanh thích hợp

2. Soạn hồ sơ, in ấn và gửi tới khách hàng xem qua và ký tên

3. Nộp hồ sơ và theo dõi tình trạng hồ sơ

4. Nhận giấy phép tại UBND :Giấy phép kinh doanh + MST

6. Bàn giao hồ sơ cho khách.

(Đặc biệt: Tư vấn đặt tên hộ kinh doanh hay theo mong muốn)






Hoàn thiện


2.200.000 VND

1. Tư vấn lựa chọn loại hình hộ kinh doanh thích hợp

2. Soạn hồ sơ, in ấn và gửi tới khách hàng xem qua và ký tên

3. Nộp hồ sơ và theo dõi tình trạng hồ sơ

4. Nhận giấy phép tại UBND :Giấy phép kinh doanh + MST

5. Đăng bố cáo thành lập

5. Đăng bố cáo thành lập

6. Đăng ký hồ sơ thuế ban đầu

7. Đăng ký tờ khai thuế môn bài

8. Đăng ký khai thuế và nộp thuế online trên  Web Tổng cục Thuế.

(Đặc biệt: Tư vấn đặt tên hộ kinh doanh hay theo mong muốn)

(Đặc biệt: Tặng thêm 1h tư vấn quản lý kế toán hộ kinh doanh với Ms.Phụng : Ceo ACSC với 20 kinh nghiệm tư vấn thủ tục doanh nghiệp)

ACSC – An Tâm – Chất Lượng – Sáng Tạo – Chuyên Nghiệp since 2002!

Tư vấn về quản lý hộ kinh doanh sau thành lập

Tư vấn phát triển hộ kinh doanh từ Ms.Phụng

Ceo ACSC với hơn 20 năm kinh nghiệm về tư vấn và quản lý doanh nghiệp.

Cách lựa chọn địa điểm kinh doanh hiệu quả?

Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh là một yếu tố quan trọng trong việc thành công của hộ kinh doanh. Để lựa chọn địa điểm kinh doanh tốt, hộ kinh doanh nên xem xét một số yếu tố như sau:

  1. Vị trí: Địa điểm kinh doanh cần phải thuận tiện để khách hàng đến và đi, và nằm ở vị trí trung tâm hoặc đông đúc là một ưu điểm để tạo thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu của hộ kinh doanh. Kể cả bạn đã có lượng khách hàng từ trước, vị trí mới cũng nên thuận lợi cho việc khách cũ và khách mới tìm đến dễ dàng hơn.
  2. Tiềm năng thị trường: Hộ kinh doanh cần phải nghiên cứu thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trong khu vực mà mình dự định sẽ đặt trụ sở để lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng.  
  3. Độ cạnh tranh trong khu vực: Nên xem xét đối thủ cạnh tranh và các doanh nghiệp khác trong cùng ngành kinh doanh để lựa chọn địa điểm phù hợp. 
  4. Chi phí: Hộ kinh doanh cần phải tính toán chi phí để lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với ngân sách của mình. Chi phí nên được tính toán kĩ khi thuê địa điểm kinh doanh, vì thời gian đầu khi mở hộ các khoản chi phí về mặt bằng, văn phòng..và việc duy trì nó là một vấn đề rất quan trọng trong sự phát triển về lâu về dài của bạn.
  5. Hạ tầng: Hộ kinh doanh cần phải đánh giá hạ tầng như giao thông đi lại, điện nước, an ninh, v.v… để lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với quy mô và sự phát triển dài hạn của hộ.

Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng nên tìm hiểu ý kiến của các chuyên gia và khảo sát thị trường để có thể đưa ra quyết định đúng đắn và tối ưu.

Việc chọn một địa điểm kinh doanh phù hợp ngay từ ban đầu sẽ giúp cho hộ kinh doanh ổn định và từ đó tập trung vào việc phát triển hoạt động kinh doanh hơn.

Kinh doanh hộ gia đình quy mô nhỏ và vốn ít thì cạnh tranh với công ty, doanh nghiệp lớn được không?

Bạn có thấy câu hỏi này quen không? Câu hỏi mà bất cứ một người nào khi bắt đầu khởi nghiệp cũng đều suy nghĩ và lo lắng. Tôi thường nói với khách hàng của mình như thế này: “Hãy cứ thử đi” ˆˆ Và một số lời khuyên của tôi như sau. Tuy một số điều này bạn đã đọc ở đâu đó rồi nhưng bạn hãy thử triển khai và làm theo xem kết quả như thế nào nhé:

Hộ kinh doanh nhỏ và vốn ít có thể cạnh tranh với công ty lớn bằng cách tận dụng các ưu thế của mình và áp dụng các chiến lược phù hợp mà đôi khi các công ty lớn thường không để ý hoặc vì các tiêu chí hoạt động của tổ chức mà bỏ qua.

Sau đây là một số cách để hộ kinh doanh nhỏ và vốn ít có thể cạnh tranh với công ty lớn:

Tập trung vào niềm đam mê: Hộ kinh doanh nhỏ với các thành viên góp vốn có thể tận dụng niềm đam mê và năng lượng của từng cá nhân để tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ Độc đáo – Riêng Biệt, chất lượng cao hơn và mang tính cá nhân mà chi phí lại thấp hơn hơn so với các công ty lớn

Tập trung vào khách hàng: Kinh doanh hộ gia đình quy mô nhỏ có thể tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tận tình hỗ trợ từng khách hàng riêng biệt và đáp ứng nhu cầu của họ. Đặc biệt với những khách hàng lần đầu trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm của bạn.

Tận dụng mạng lưới: Hộ kinh doanh nhỏ có thể tận dụng mạng lưới quan hệ của các thành viên tham gia góp vốn với mình để giới thiệu sản phẩm dịch vụ của hộ trong giai đoạn đầu

 Ví dụ như quan hệ với đối tác hoặc khách hàng cũ để xây dựng lòng tin và mở rộng mạng lưới kinh doanh một cách từ từ và bền vững. Mạng lưới lúc đầu có thể nhỏ nhưng từ từ sẽ mở rộng hơn.

Tận dụng công nghệ: Các công nghệ tiên tiến hiện nay đã giúp cho hộ kinh doanh nhỏ và vốn ít có thể tận dụng để tối ưu hoá hoạt động kinh doanh của mình, như sử dụng các ứng dụng, phần mềm quản lý hoặc tiếp cận các kênh bán hàng trực tuyến, kênh mạng xã hội như TikTok, Facebook, Zalo…để quảng bá.

Tìm kiếm thị trường nhỏ/ thị trường ngách: Hộ kinh doanh nhỏ có thể tập trung vào các thị trường nhỏ hơn còn gọi là thị trường ngách mà các ông lớn bỏ qua hoặc không quan tâm đến, để tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới và cạnh tranh hiệu quả hơn.

Để biết được thị trường ngách trong lĩnh vực của mình cụ thể là gì thì chính bạn là người phải tìm hiểu quan sát, vì bạn là người am hiểu nhất sản phẩm ngành nghề của mình.

Tìm kiếm đối tác, bạn hàng: Hộ kinh doanh nhỏ có thể tìm kiếm đối tác có cùng mục tiêu và phù hợp để hợp tác cùng nhau khi không có vốn nhiều, chia sẻ kiến ​​thức và tài nguyên để đạt được mục tiêu chung. Đây cũng là một cách để gia tăng quy mô cửa hàng.

Tóm lại,

Kinh doanh hộ gia đình có quy mô nhỏ và vốn ít có thể cạnh tranh với các công ty lớn bằng cách tận dụng các ưu thế của mình và áp dụng các chiến lược phù hợp.

Cần lựa chọn đúng hướng đi và có kế hoạch kinh doanh cụ thể để đạt được. Và nhất là bạn cần kiên trì và bền bỉ trong các mục tiêu của mình nữa nhé. Chúc bạn thành công!

    1. Đăng ký dịch vụ

    Thông tin cá nhân của bạn được bảo mật tuyệt đối. Chúng tôi cam kết chỉ sử dụng thông tin này cho mục đích đăng ký tư vấn

    Họ và tên *

    Điện thoại *

    Nhập email *

    2. Thông tin đăng ký

    Lĩnh vực tư vấn: *

    Địa điểm đăng ký của bạn thuộc quận mấy

    * Yêu cầu được gửi tuân thủ theo chính sách bảo mật và điều khoản theo quy định

    Bạn đang xem bài viết: Kinh doanh hộ gia đình có đặc điểm gì?

     

    PHỤNG KIO
    Sending
    User Review
    5 (4 votes)

    Leave a Reply

      Họ và tên *

      Điện thoại *

      Nhập email *

      Lĩnh vực đăng ký: *

      Địa điểm đăng ký của bạn thuộc quận mấy *

      This form is powered by: Sticky Floating Forms Lite